do bé không biết giải quyết cách thích ứng: tắm nhiều, tắm lâu khi nóng nực, không biết tự giữ ấm khi trời lạnh; do thuận lợi cho một số tác nhân gây bệnh phát triển như virút cúm...
Các bệnh hô hấp trẻ thường gặp như: viêm mũi họng - cảm, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suyễn… Các biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ là ho và sổ mũi.
Điều trị ho
Thuốc ho được xem là an toàn, có thể tự dùng, liều hơi dư cũng không sao là thuốc ho thảo dược; các thuốc tự chế theo dân gian nhưng bảo đảm có nguồn gốc và nguyên liệu cũng như khi bào chế phải bảo đảm sạch, không pha trộn các chất khác.
Thuốc ho tân dược phải có chỉ định của bác sĩ, đọc tờ hướng dẫn nhiều khi không chính xác, khi cần phải dùng vì ho quá ói, ho quá ngủ không được khiến trẻ có nguy cơ bị bệnh nặng thêm rồi lại ho thêm. Thuốc ho tân dược loại siro phải dùng liều chính xác, nên dùng ống chích hoặc ly đong theo ml, muỗng cà phê bây giờ nhiều loại lắm nên không chính xác dư hay thiếu liều lượng thuốc.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép dựa vào nhịp thở tăng hay rút lõm của trẻ để dùng kháng sinh điều trị ho, tuy nhiên cũng tùy theo bác sĩ khám và có chỉ định chính xác. Thuốc long đàm tùy bệnh, có bệnh nhân uống vào ho còn dữ hơn; có bệnh uống long đàm ho nhiều hơn, nhưng trẻ có thể nhẹ thở hơn. Điều này cũng tùy thuộc vào việc bác sĩ khám và xem xét các chỉ định.
Khí dung được sử dụng khi bệnh nhi bị suyễn hay nghi ngờ suyễn, vì đôi khi phun nước muối sinh lý thường không hiệu quả.
Sổ mũi
Con nít thế nào cũng có lúc bị sổ mũi, khụt khịt. Tuy nhiên, sổ mũi, nghẹt mũi sẽ làm bé khó ngủ, khó bú. Sổ mũi khiến thở bằng mũi không được, việc thở bằng miệng sẽ làm bé ho. Sổ mũi mà màu xanh là do dịch nhầy ứ đọng lâu và có thể do nhiễm thêm vi trùng. Tình trạng sổ mũi ở trẻ thường là do thời tiết, bị cảm.
Chính vì vậy, khi trẻ bị sổ mũi, các bậc phụ huynh có thể chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà là được, bằng cách nhỏ mũi, làm bấc sâu kèn (dùng khăn giấy mềm và dai se lại như tăm bông để làm bấc sâu kèn), bôi dầu lòng bàn chân, kiểm tra lại phòng có bị hầm bí hoặc quá lạnh không. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, cha mẹ chỉ cần nhỏ 2 - 3 giọt Nacl 0,9% vào từng lỗ mũi, chờ vài phút để làm loãng dịch mũi, làm bấc sâu kèn lấy dịch mũi ra, xong nhỏ lại 1 giọt. Trẻ nhỏ cần phải được bú đủ, bảo đảm chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Không nên hút mũi, bơm rửa vì áp lực hút hoặc bơm không thể chính xác, nếu mạnh quá có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Phản xạ nuốt của bé còn yếu, bơm nhanh có thể làm bé sặc vào phổi. Dụng cụ không thể vô trùng, ống bơm rửa không thể sạch bằng các cách rửa thông thường, tại bệnh viện muốn hút đàm từ mũi là phải dùng dụng cụ vô trùng nên có thể gây thêm tình trạng nhiễm trùng. Hơn thế nữa, các động tác thô bạo có thể làm bé sang chấn tâm lý dẫn đến mai mốt, bất cứ người lớn đưa gì vào mặt cũng hoảng hốt lên.
Phòng bệnh bằng cách kiểm tra lại phòng của trẻ có quá có nóng nực, hoặc quá lạnh không; đi ra ngoài về là nhỏ mũi, mỗi lần tắm nên nhỏ mũi. Khi thời tiết thay đổi, cần chăm sóc trẻ kỹ hơn.
Chuyện thường xuyên cần làm là cho trẻ ngủ đủ, bú đủ, uống đủ nước, ăn đủ lượng đủ chất; rửa tay thường xuyên(nếu lạnh quá có thể rửa nước ấm). Khi mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm vùng cổ, đầu ngực, lòng bàn chân bàn tay nhất là đi ra ngoài, tránh gió lùa thẳng vào mặt trẻ; tắm nước ấm, trong khi tắm và sau tắm 30 phút tránh gió lùa, lau đủ khô trước khi mặc quần áo; uống sữa ấm, không ăn thức ăn lạnh. Khi trời ấm nên mở phòng thoáng để thông khí; còn khi mùa nóng, không cho trẻ tắm nhiều lần, tắm lâu và không chơi đùa ngoài trời quá lâu.
Triệu chứng của bệnh nhẹ đường hô hấp có thể chỉ là cảm ho, viêm hô hấp trên; nhưng có thể là triệu chứng nặng có thể dẫn đến viêm phổi, hoặc nhiễm trùng nặng của đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi nhịp thở của trẻ để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khi có nhiều biểu hiện bất thường.
BS. TRƯƠNG HỮU KHANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét